Tóm Lược Tiêu Chuẩn TCVN 8268:2017 Phòng Chống Mối Cho Công Trình Xây Dựng Đang Sử Dụng

Cũng do Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố giống như Tiêu chuẩn TCVN 7958:2017. Tuy nhiên, với TCVN 7958:2017 áp dụng cho công trình xây dựng mới thì TCVN 8268:2017 áp dụng cho công trình đang sử dụng.

I, Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn TCVN 8268:2017 phòng chống mối

Tiêu chuẩn TCVN 8268:2017 áp dụng phần kĩ thuật diệt và phòng chống mối cho công trình xây dựng đang sử dụng có sử dụng những vật liệu có chứa xenlulozo hoặc sử dụng để đựng, lưu trữ những sản phẩm có xenlulozo. Xenlulozo là thức ăn chính của các loài mối như mối ẩm, mối gỗ khô, mối đất…

II, Phân loại yêu cầu diệt và phòng chống mối tiêu chuẩn TCVN 8268:2017

1, Yêu cầu diệt và phòng chống mối cho công trình dựa theo tiêu chí

tiêu chuẩn TCVN 8268:2017 phòng chống mối

2, Phân loại công trình xây dựng theo yêu cầu diệt và phòng chống mối

a, Công trình xây dựng có yêu cầu diệt và phòng chống mối loại A

Đây là công trình đang sử dụng có yêu cầu cao nhất về phòng chống mối, áp dụng với công trình có tổng điểm từ 16 trở lên. Loại công trình phải thực hiện song song giữa diệt mối, chống mối trong quá trình xử lý

b, Công trình xây dựng có yêu cầu diệt và phòng chống mối loại B

Với những công trình có số điểm từ 11 tới 15, có yêu cầu phòng chống mối ở mức cao. Là loại công trình cũng phải kết hợp song song và đồng bộ giữa diệt mối và các biện pháp chống mối trong quá trình xử lý

c, Công trình xây dựng có yêu cầu diệt và phòng chống mối loại C

Công trình có yêu cầu diệt và phòng chống mối ở mức trung bình, gồm các công trình có tổng điểm từ 8 đến 10 điểm. Với mức yêu cầu này, thì ngoài thi công diệt mối, khách hàng có thể cân nhắc việc áp dụng phương pháp chống mối hoặc không

d, Công trình xây dựng có yêu cầu diệt và phòng chống mối loại D

Công trình có yêu cầu diệt và phòng chống mối ở mức thấp, có số điểm dưới 8. Với công trình này, thì chỉ cần áp dụng biện pháp diệt mối tận gốc mà không cần áp dụng các biện pháp phòng chống mối.

tiêu chuẩn TCVN 8268:2017 phòng chống mối

III, Khảo sát phát hiện mối, thiết kế diệt và phòng chống mối

Khảo sát phát hiện mối, lập báo cáo

Phải khảo sát tối đa 50m xung quanh công trình xem có sự hoạt động, phá hoại của mối hay không. Sau khi khảo sát, phải có báo cáo đầy đủ về tình hình mối hại ở khu vực công trình, gồm: giống mối gây hại, mức độ gây hại ở từng vị trí, mức độ gây hại trên toàn công trình, các đặc điểm môi trường liên quan đến hoạt động, sinh trưởng và phát triển của mối, chỉ ra những nguyên nhân gây có mối trong công trình.

IV, Thiết kế phương án diệt và phòng chống mối tiêu chuẩn TCVN 8268:2017

Hồ sơ tư vấn thiết kế diệt và phòng chống mối gồm:

Thuyết minh kỹ thuật, trong đó nêu các biện pháp diệt và phòng chống mối sẽ sử dụng cùng cơ sở lựa chọn. Những vị trí mối xuất hiện phải được đánh dấu trên sơ đồ

Bản thiết kế diệt và phòng chống mối phải đủ các biện pháp đảm bảo diệt và phòng chống được tất cả các khả năng mối xâm nhập vào công trình; trường hợp bất khả kháng, bên tư vấn thiết kế không đưa ra được những biện pháp phù hợp để diệt và phòng chống được tất cả các khả năng mối xâm nhập vào công trình thì phải thuyết minh rõ cho chủ công trình biết các hạn chế đó.

V, Diệt mối công trình xây dựng đang hoạt động

1, Diệt mối bằng phương pháp sử dụng bả

a, cách 1 đối với mối gỗ ẩm: đặt tối thiểu 1 hàng trạm bả hoặc trạm nhử ngầm trong đất, xung quanh bên ngoài công trình với khoảng cách giữa các trạm từ 1 m đến 5 m, trung bình là 2 m, cách chân tường móng công trình từ 0,3 m đến 0,6 m. Trường hợp không thể hoặc khó lắp đặt trạm bả thì có thể đặt xa hơn nhưng không quá 3 m kể từ chân công trình.

b, cách 2 đối với gỗ ẩm: lắp đặt trạm bả hoặc trạm nhử vào vị trí trên đường mối đi kiếm ăn, nơi mối đang khai thác thức ăn hoặc nơi mối hay xuất hiện như: dọc chân tường trong công trình, bậu cửa, khung cửa, giá sách, gầm cầu thang, trong kho. Khoảng cách giữa các trạm không cố định, tùy thuộc vào vị trí thuận tiện để đặt trạm bả và tình hình hoạt động của mối khi khảo sát.

tiêu chuẩn TCVN 8268:2017 phòng chống mối

Việc đặt trạm bả hoặc trạm nhử phải tránh những nơi từng xử lý hóa chất trước đó hoặc vị trí không thuận lợi cho mối hoạt động như: Ngay dưới hướng quạt thổi của máy điều hòa, nơi bị mặt trời chiếu trực tiếp hoặc gần nguồn nhiệt quá nóng.

Định kỳ kiểm tra hoạt động của mối trong trạm nhử và trạm bả. Thời gian giữa các đợt kiểm tra tối đa không quá 02 tuần. Sau 03 tháng kể từ khi dừng bổ sung bả, nếu mối vẫn còn hoạt động thì tiến hành cài đặt lại trạm bả từ đầu.

c, cách 3: với trường hợp xác định được nơi mối hoạt động cụ thể: Nơi có mối hoạt động mạnh như khoang rỗng trong cột, khung cửa, tường gỗ đối với các loài mối gỗ ẩm hay nắp phòng đợi bay hoặc khoang tổ đối với các loài mối đất thì không cần đặt trạm nhử hay trạm bả. Đối với trường hợp này, hiệu quả nhất là tạo lỗ và đặt bả trực tiếp vào nơi mối đang hoạt động rồi bịt kín lại. Sau 3 tháng kiểm tra, nếu mối vẫn còn hoạt động thì phải tiến hành lại từ đầu.

2, Biện pháp sử dụng thuốc diệt mối lây nhiễm

Sử dụng các hộp nhử đặt ở những mối hoạt động nhử cho mối xâm nhập vào, sau đó bịt kín các khe hở hoặc đắp đất xung quanh hộp nhử. Tiến hành phun thuốc lây nhiễm rồi mở những khe hở cho mối quay lại tổ. Kiểm tra sau 02 tuần phun thuốc, nếu mối vẫn còn hoạt động thì thực hiện lại từ đầu

Không sử dụng thuốc diệt mối lây nhiễm ở vị trí gần nguồn nước, nơi chế biến thức ăn hoặc có trẻ nhỏ để tránh nguy cơ nhiễm độc do thuốc phát tán vào môi trường.

3, Biện pháp tiêm phủ, ủ buộc

Sau khi xác định vị trí mối gây hại, khoan lỗ có đường kính 1 mm đến 3 mm vào gỗ rồi dùng xi- lanh hoặc dụng cụ chuyên dụng bơm thuốc trực tiếp qua các lỗ đùn phân hoặc lỗ khoan. Thuốc dùng có thể ở dạng lỏng hoặc dạng bọt. Sau khi tiêm, dùng lớp vải bông dày 5 mm đã tẩm thuốc dạng lỏng bọc kín cấu kiện gỗ nơi có mối ở bên trong, bọc nilon kín bên ngoài lớp vải bông để chống thuốc bay hơi rồi buộc lại

4, Biện pháp xông hơi

Áp dụng với những loại vật liệu, kết cấu công trình bằng gỗ. Bọc kín vật cần xử lý bằng các loại màng tổng hợp, tạo lỗ nhỏ, đưa vòi dẫn thuốc qua lỗ, dùng băng dính dán kín khe hở giữa ống dẫn và màng bọc, rồi bơm thuốc xông hơi qua vòi dẫn này. Cách tiến hành trên phù hợp với các cấu kiện nhỏ và rời. Trường hợp xử lý xông hơi cho một đơn nguyên công trình hoặc cấu kiện lớn thì phải dùng bạt che phủ kín xung quanh và cắm biển cảnh báo ở bên ngoài.

5, Biện pháp diệt trực tiếp tổ mối

Sử dụng thiết bị và dụng cụ, như cuốc, xẻng, xà-beng để đào xới, di chuyển toàn bộ tổ mối ra ngoài để tiêu diệt mối. Áp dụng với tổ mối xác định chính xác

tiêu chuẩn TCVN 8268:2017 phòng chống mối

6, Biện pháp khoan, phụt thuốc diệt mối

Với những tổ mối chìm sâu trong lòng đất, phương pháp khoan, phụt thuốc sẽ được áp dụng rất hiệu quả.  Sau khi tạo được lỗ, dùng thiết bị chuyên dụng ép dịch thuốc diệt mối qua các lỗ khoan vào khoang tổ với liều lượng từ 50 lít đến 100 lít thuốc/tổ ở áp suất không quá 0,5 at. Khi phụt thuốc, bịt kín tạm thời lỗ thoát thuốc bằng gạch, đá, đất, giẻ. Sau 24 giờ kiểm tra khoang tổ mối, nếu không còn mối thì đạt yêu cầu diệt mối và tiến hành vệ sinh, lấp kín lỗ phụt thuốc bằng vữa xi măng để trả lại mặt bằng cho công trình.

VI, Phòng chống mối tiêu chuẩn TCVN 8268:2017

1, Biện pháp dùng hệ thống trạm bả

Mục đích là tạo hệ thống kiểm soát mối ngay khi mối mới xuất hiện ở lân cận và trong công trình.

Tiến hành:

Lắp đặt lớp trạm bả bên ngoài: Đặt các trạm bả ở lớp bên ngoài thành hàng có khoảng cách giữa các trạm bả từ 1 m đến 5 m (trung bình là 2 m đến 3 m), cách tường móng công trình từ 0,3 m đến 0,6 m. Nếu công trình không thể hoặc khó lắp đặt trạm bả thì có thể lắp đặt xa hơn nhưng không quá 3m tính từ chân công trình. Các vị trí xung yếu như nơi có đường ống kỹ thuật đi vào công trình, khe lún, nơi có gốc cây thân gỗ, các khóm cây cảnh cần được bố trí mật độ trạm bả cao hơn.

Lắp đặt các trạm độc lập: Dưới gốc cây thân gỗ, cạnh hoặc bên trong các công trình phụ trợ nằm trong khuôn viên công trình cần được đặt các trạm bả độc lập để hạn chế nguồn mối xâm nhập vào công trình.

Lắp đặt lớp trạm bả bên trong: Lớp trạm bả bên trong công trình được đặt vào trong thân, nền công trình ở những nơi mối thường hoạt động như: ở tầng trệt, tầng thượng (đối với công trình có trần bê tông, trong cây trên sân thượng), cạnh khung cửa, cạnh trụ bê tông, cạnh cầu thang, cạnh hộp kỹ thuật, cạnh đường điện, bồn đất trồng cây. Khoảng cách các trạm nhử này ở tầng trệt và tầng thượng cách nhau không gần dưới 5 m, không xa quá 10 m.

Phòng chống mối bằng bả được tiến hành sau khi diệt mối trong công trình. Trong trường hợp sử dụng bả phòng chống mối kết hợp với các biện pháp khác thì thi công các biện pháp khác trước, sau đó mới lắp đặt trạm bả.

Các trạm bả phải được kiểm tra định kỳ để khôi phục hệ thống trạm bả nếu bị vi phạm hoặc đặt bả nếu có mối xâm nhập, thời gian giữa các đợt kiểm tra tối đa không quá 3 tháng.

Khi xây dựng lớp trạm bả bên trong công trình, hạn chế lắp đặt trạm bả ở các vị trí ảnh hưởng đến mỹ quan công trình.

2, Biện pháp tạo hàng rào thuốc trong đất

Mục đích Tạo hàng rào phòng chống mối theo phương thẳng đứng để ngăn mối xâm nhập trở lại công trình.

Tiến hành

Khoan lỗ trong đất hoặc xuyên qua lớp gạch hay bê tông cho tới đất, đảm bảo khoảng cách giữa các lỗ khoan từ 20cm đến 35cm và cách chân tường về bên ngoài từ 5cm đến 20cm (tùy điều kiện thực tế), rồi sử dụng thiết bị chuyên dụng bơm thuốc vào các lỗ và dùng xi-măng bịt kín lại.

Nếu có đường ống qua nền thì các lỗ khoan cần tập trung xung quanh đường ống này.

  • Loại thuốc, dạng thuốc và liều lượng sử dụng phải tuân thủ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, thường thuốc dạng nước được dùng với liều lượng 5 l/m.
  • Biện pháp này không dùng cho những nơi đất bị sụt lún dưới mặt nền cứng (như gạch, bê- tông), đất quá xốp (như đất cát, đất nhiều sạn sỏi) vì không đạt hiệu quả cao.

tiêu chuẩn TCVN 8268:2017 phòng chống mối

3, Biện pháp dùng thuốc bảo quản gỗ

Mục đích là bảo vệ những kết cấu, vật liệu của công trình có chứa xenlulozo, ngăn chặn nguồn thức ăn của mối có trong công trình.

Tiến hành: Xử lý bằng thuốc phòng chống mối toàn bộ kết cấu gỗ, tre, nứa, khung cửa, bộ phận trang trí…

4, Biện pháp cải tạo môi trường của công trình

Mục đích là hạn chế những điều kiện thuận lợi để cho mối phát triển trong công trình

Tiến hành

– Làm thông thoáng cho các nơi dễ tích ẩm trong nhà; khơi thông nơi đọng nước ở công trình; thực hiện chống dột cho mái, chống thấm cho tường.

– Trát kín các khe hở, khe nứt trên nền nhà, chân tường móng hay tường bao, chân cột trụ bằng xi măng mác trên 200.

– Gia cố chân tường móng bằng các vật liệu mối không thể đi xuyên qua như: xi măng mác cao, đá granite, lưới thép.

VII. An toàn khi sử dụng hóa chất trong thi công phòng chống mối

  • KTV thi công, sử dụng thuốc phải trang bị bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, kính, mũ, găng tay, khẩu trang, ủng, mặt nạ …); tránh để thuốc dây rớt vào mắt, mũi, miệng, da và quần áo. Không ăn uống, hút thuốc lá khi pha chế hay phun thuốc.
  • Trường hợp thuốc dính vào người cần thay ngay trang bị bảo hộ và rửa sạch ngay vùng bị dính thuốc bằng nhiều nước.
  • Sau khi sử dụng thuốc phải tắm rửa và thay quần áo sạch.
  • Không súc rửa bình phun tại nơi là nguồn nước sinh hoạt.
  • Sau khi lấy thuốc, bả mối ra khỏi vật chứa, phần bả còn lại cần được bao gói kín ngay để bảo quản.

Trên đây, là bản tóm tắt Tiêu chuẩn TCVN 8268:2017 phòng chống mối cho công trình xây dựng đang sử dụng. Đây là quy chuẩn mà hiện nay Diệt Mối Đại Việt chúng tôi đang chấp hành khi cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Ngoài ra nếu khách hàng có yêu riêng, chúng tôi vẫn đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng.

Nếu quý khách hàng cần tư vấn dịch vụ phòng chống mối, diệt mối tận gốc cho công trình xây dựng như nhà ở, nhà xưởng, nhà máy, công ty, đình, chùa… Hãy liên hệ ngay Đại Việt với +20 năm kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách 247 !